1. Rối loạn nội tiết tố
Biểu hiện của rối loạn nội tiết tố:
Ở nữ giới:
- Rối loạn kinh nguyệt: Rối loạn nội tiết là nguyên nhân cơ bản gây nên các vấn đề rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới. Rối loạn này có thể là rong kinh rong huyết, thay đổi về thời gian chu kỳ kinh (kéo dài hoặc rút ngắn chu kỳ kinh), kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh mà bình thường không bị. Do ảnh hưởng đến kinh nguyệt nên nếu kéo dài có thể trở thành nguyên nhân gây vô sinh nữ giới.
- Huyết áp thay đổi thất thường: Huyết áp trong cơ thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các hormon trong cơ thể. Khi hệ thống nội tiết bị mất cân bằng, định lượng các hormon bị thay đổi đặc biệt là aldosterone, điều này có thể dẫn tới các bệnh lý về huyết áp mà thường gặp là tăng huyết áp.
- Giảm ham muốn tình dục: Estrogen và progesterone là hai hormon quan trọng liên quan đến việc tạo khoái cảm khi quan hệ ở nữ giới. Khi tỷ lệ các hormon này trong cơ thể bị mất cân bằng sẽ dẫn đến giảm ham muốn tình dục, khó đạt cảm giác cực khoái khi quan hệ.
- Có các vấn đề về da: Rối loạn nội tiết ở nữ giới thường gây nên một số vấn đề như mụn, nám da, tàn nhang, đồi mồi hay các rát thâm tăng sắc tố….
- Thay đổi về tâm lý: Những người bị rối loạn nội tiết thường có xu hướng tiêu cực hơn, dễ cáu gắt, hay nổi nóng, tâm lý thất thường.
- Thường xuyên mắc các bệnh phụ khoa do sự mất cân bằng về các hormon sẽ khiến thành âm đạo không thể tiết dịch nhầy để bôi trơn và giữ ẩm cho âm đạo từ đó làm thay đổi pH âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển mà sinh các chứng viêm nhiễm ở vùng kín.
Ở nam giới:
- Tương tự như ở nữ giới, nam giới khi bị rối loạn nội tiết cũng sẽ có những biểu hiện mệt mỏi, thay đổi về tâm lý, thường xuyên bị căng thẳng stress, cáu gắt.
- Xuất hiện các vấn đề về da mà chủ yếu là mụn. Ở nam giới ít thấy xuất hiện nám và tàn nhang hơn so với nữ giới.
- Rậm lông.
- Giảm ham muốn tình dục, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, tập chung kém,…
2. Cách điều trị rối loạn nội tiết tố
Điều trị rối loạn nội tiết tố là một vấn đề nan giải và cần sự kiên trì.
2.1.Điều trị dùng thuốc
Khi bắt đầu có các dấu hiệu của sự rối loạn nội tiết tố, việc đầu tiên bạn cần làm là đến gặp bác sĩ để được tư vấn khám, kiểm tra và điều trị. Thông qua các xét nghiệm có thể giúp đánh giá chính xác được sự rối loạn này là do biến động hormone nào gây nên, các enzym, hoạt chất có liên quan đồng thời có thể xác định được nguyên nhân gây nên các rối loạn nội tiết tố để từ đó có hướng điều trị và bổ sung nội tiết tố hợp lý.
Sau khi đã kiểm tra xác định được chính xác vấn đề đang xảy ra, tùy thuộc theo tình trạng nguyên nhân và mức độ rối loạn để điều trị theo hướng dùng thuốc hay không dùng thuốc.
Nếu cần thiết sẽ cho chỉ định áp dụng liệu pháp thay thế hormone mà thường là sử dụng các hormone hóa dược, được tổng hợp từ nguồn gốc hóa dược. Liệu pháp hormone thay thế là phương pháp sử dụng estrogen, progesterone tổng hợp đưa vào cơ thể để giúp cân bằng lại nội tiết tố.
Ngoài liệu pháp hormone thay thế, trong điều trị rối loạn nội tiết tố cần sử dụng kết hợp các thuốc như:
- Thuốc an thần
- Vitamin.
- Thực phẩm chức năng: Bổ sung nội tiết tố có nguồn gốc từ thảo dược, thực vật bằng cách sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều chỉnh nội tiết có nguồn gốc từ nhân sâm (đặc biệt là sâm peru) hay trinh nữ hoàng cung…. Phương pháp này hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi mang lại hiệu quả cao và ổn định. Tuy nhiên, các dòng thực phẩm chức năng đa phần đều không phải là thuốc đặc trị nên không nên chủ quan khi sử dụng.
2.2.Điều trị không dùng thuốc
- Thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Bổ sung các thực phẩm có giàu acid béo như omega 3, omega-6, omega-9 có nhiều trong các loại cá, hạt hướng dương hay bơ. Các acid này có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất các hormone của cơ thể.
- Ăn bổ sung các loại rau xanh đậm như súp lơ, cải bắp…vì trong đó có chứa nhiều vitamin (đặc biệt là vitamin C, B) và khoáng chất (magie, kẽm, mangan,…) hỗ trợ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hormone cũng như điều hòa nội tiết tố trong cơ thể đồng thời ức chế khả năng rối loạn nội tiết.
- Uống đủ nước, tối thiểu 2 lít/ngày.
Tạo lối sống lành mạnh:
- Ngủ đủ giấc, làm việc hạn chế căng thẳng và stress. Áp lực và căng thẳng sẽ khiến cơ thể tăng sản xuất cortisol gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống nội tiết của cơ thể. Có thể thư giãn cơ thể bằng các tập thể dục nhẹ, tập yoga, ngồi thiền, đi bộ hay tắm nóng…
- Có thể áp dụng một số bài massage nhẹ nhàng ở vùng bụng và massage chân để kích thích quá trình điều hòa các hormone trong cơ thể.
Rối loạn nội tiết là một trong những vấn đề nghiêm trọng, có thể kéo theo sự ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các bộ phận khác nhất là các tuyến nội tiết như tuyến thượng thận, tuyến giáp và các chức năng hệ sinh dục, có nguy cơ dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
- Sống Thiếu vitamin C: Các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể mà bạn phải biết !
- Alumimium chlorohydrate là gì?
- Vai trò quan trọng của vitamin C đối với sức khỏe bạn nên biết !
- 7 tác dụng của vitamin C có thể khiến bạn bất ngờ bạn nên biết !
- Vitamin C là gì? Tác dụng của vitamin C đối với sức khỏe bạn nên biết !